Quá trình hình thành và phát triển Phòng Hợp tác quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội

Đăng vào 04/05/2017 14:45

1. Giới thiệu:

Phòng Hợp tác quốc tế là đơn vị thuộc Trường, được thành lập theo Quyết định số 412/1998/QĐ-BTP ngày 22 tháng 5 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trước khi Phòng được chính thức thành lập, các hoạt động hợp tác quốc tế của Trường do Tổ đối ngoại trực thuộc Phòng Hành chính Tổng hợp đảm nhiệm.

        Quyết định 2557/QĐ - ĐHLHN ngày 27/7/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội  quy định định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng hợp tác quốc tế xác định Phòng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Về công tác hợp tác quốc tế
  1. Tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng chiến lược, phương hướng, các giải pháp phát triển hoạt động hợp tác quốc tế, mạng lưới quan hệ hợp tác quốc tế của Trường;
  2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu và xây dựng trình Hiệu trưởng ban hành kế hoạch hoạt động hợp tác quốc tế dài hạn, trung hạn, hằng năm hoặc theo hoạt động cụ thể của Trường;
  3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan  tham mưu, xây dựng, trình Hiệu trưởng ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác hợp tác quốc tế của Trường; phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, các quy định pháp luật và của Bộ Tư pháp trong công tác hợp tác quốc tế;
  4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tìm kiếm, phát triển cơ hội hợp tác, nguồn tài trợ, thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài về đào đạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác của Trường;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế; soạn thảo dự thảo các văn bản về hợp tác quốc tế bao gồm biên bản ghi nhớ hợp tác, thỏa thuận (hợp đồng) hợp tác và các văn bản khác về hợp tác quốc tế trình Hiệu trưởng; chuẩn bị các điều kiện cho việc đàm phán, ký kết các văn bản về hợp tác quốc tế của Hiệu trưởng theo quy định; giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc và báo cáo Hiệu trưởng việc thực hiện các quy định về công tác hợp tác quốc tế, kế hoạch, chương trình, dự án hợp tác quốc tế, văn bản về hợp tác quốc tế đã kí kết của Trường theo sự phân công của Hiệu trưởng;

e) Xây dựng, trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đoàn ra, đoàn vào hàng năm của Trường theo quy định;

g) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tổ chức đón tiếp khách quốc tế đến làm việc với Trường về hợp tác quốc tế; thực hiện các yêu cầu về an ninh, an toàn khi đón tiếp khách quốc tế  và tổ chức các hoạt động của Trường có sự tham gia của khách quốc tế;

h) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học quốc tế, chương trình liên kết đào tạo quốc tế, chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên, trao đổi nghiên cứu với các đối tác nước ngoài, các khóa học ngắn hạn cho sinh viên quốc tế của Trường theo phân công của Hiệu trưởng;

i) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo về hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của Hiệu trưởng;

k) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Hiệu trưởng mời, tiếp nhận, quản lý và giải quyết các vấn đề có liên quan đến sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, giảng viên, chuyên gia nước ngoài học tập, nghiên cứu, làm việc tại Trường theo quy định của pháp luật và sự phân công của Hiệu trưởng;

m) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ làm thủ tục xuất cảnh cho viên chức, người lao động của Trường đi công tác nước ngoài; thủ tục xuất cảnh cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường đi học tập, nghiên cứu, trao đổi theo các chương trình hợp tác của Trường; thủ tục nhập cảnh cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, giảng viên, chuyên gia nước ngoài, khách quốc tế đến làm việc tại Trường;

n) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan phát triển thương hiệu của Trường trong lĩnh vực hợp tác quốc tế: công tác thông tin, truyền thông đối ngoại; quảng bá hình ảnh của Trường; quản trị và phát triển nội dung tiếng Anh của Cổng thông tin điện tử của Trường;

o) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Hiệu trưởng quản lý, điều phối hoạt động của Trung tâm đào tạo và nghiên cứu pháp luật Nhật Bản, Đại học Nagoya đặt tại Trường, Trung tâm Pháp luật Đức,  quản lý, điều phối hoặc tổ chức hoạt động của các trung tâm, các trung tâm,  văn phòng hợp tác với các đối tác quốc tế khác đặt tại Trường theo quy định và phân công của Hiệu trưởng.

2. Về quản lý nội bộ Phòng Hợp tác quốc tế

a) Lập và trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch công tác hàng năm của Phòng; đề xuất lịch công tác, làm việc của lãnh đạo Trường trong lĩnh vực công tác của Phòng; xây dựng danh mục công việc, nhiệm vụ thường xuyên hàng năm và bộ thủ tục hành chính thực hiện công việc, nhiệm vụ của Phòng;

b) Xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành và tổ chức thi hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng; tổ chức thực hiện các quy chế, quy trình, hướng dẫn của pháp luật và của Trường trong lĩnh vực công tác của Phòng; xây dựng và thực hiện quy định/hướng dẫn về lề lối làm việc và mối quan hệ công tác của các cá nhân trong Phòng;

c) Thực hiện công tác quản lý viên chức, người lao động của Phòng theo phân cấp, quy định và hướng dẫn của Trường bao gồm:

- Xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết và thống nhất trong Phòng;

- Đề xuất tuyển dụng viên chức hoặc ký kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với đối với viên chức đơn vị theo quy định; đề xuất kiện toàn viên chức, lãnh đạo, quản lý; tổ chức lấy tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm giới thiệu quy hoạch, đề xuất bổ nhiệm viên chức trong phạm vi thẩm quyền của đơn vị;

- Xây dựng bản mô tả công việc và nhiệm vụ thường xuyên của từng vị trí việc làm trong Phòng; tổ chức phân công công việc thường xuyên, đột xuất theo vị trí việc làm và năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý thời gian lao động, chấm công đối với các viên chức và lao động trong Phòng;

- Giám sát, phát hiện và đề xuất việc xử lý vi phạm kỷ luật của viên chức hoặc người lao động; rà soát, đề xuất tinh giản biên chế, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với người đang làm việc tại đơn vị theo yêu cầu chung;

- Đề xuất và phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức và người lao động trong Phòng; tổ chức trao đổi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong nội bộ đơn vị;

- Triển khai công tác tập sự, thực tập, thử việc của viên chức hoặc người lao động; thực hiện phân loại, đánh giá chất lượng đánh giá viên chức và người lao động trong phạm vi thẩm quyền của đơn vị; tổ chức và thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, bổ sung lý lịch viên chức và người lao động đối với các viên chức và lao động trong Phòng theo quy định;

- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý viên chức, người lao động theo quy định;

d) Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của đơn vị, lập, quản lý và nộp lưu trữ hồ sơ công việc theo quy định;

đ) Quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản, trang thiết bị do Trường cấp hoặc giao; thực hiện các quy định về tài chính của Trường và pháp luật;

e) Báo cáo kết quả công tác và phương hướng nhiệm vụ công tác của đơn vị, cá nhân trong đơn vị; thực hiện báo cáo, thống kê theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hoặc yêu cầu của pháp luật và của Trường; chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra của Hiệu trưởng và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

g) Tổ chức triển khai các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia quyên góp ủng hộ và các hoạt động phong trào khác do Trường hoặc các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức phát động theo quy định hoặc phân công; báo cáo thành tích thi đua của đơn vị và các cá nhân, bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng trong phạm vi thẩm quyền của đơn vị;

h) Phản ánh, báo cáo với Hiệu trưởng về những khó khăn và vướng mắc và đề xuất các giải pháp, kiến nghị để khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác của Phòng, của Trường.

3. Phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Phòng và sự phân công của Hội đồng trường, Đảng ủy hoặc Hiệu trưởng;

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định hoặc phân công của Hiệu trưởng.

 

2. Giới thiệu quan hệ hợp tác Quốc tế

Quan hệ hợp tác quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội ngày càng mở rộng và đã mang lại những kết quả quan trọng. Trường đã có quan hệ chính thức với nhiều cơ sở đào tạo luật của các nước và các tổ chức quốc tế, đã và đang thực hiện một số dự án quốc tế về đào tạo và nghiên cứu luật học.

Kết quả hợp tác quốc tế đã góp phần bổ sung nguồn lực cho nhà trường, tạo điều kiện cho đội ngủ cán bộ, giáo viên đi học tập, nghiên cứu và trao đổi khoa học ở nước ngoài để nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm. Trong những năm vừa qua đã có nhiều lượt cán bộ, giáo viên của Trường được đi học tập, nghiên cứu và giảng dạy ở nước ngoài. Số giáo sư nước ngoài đến giảng dạy tại Trường, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và thực tập sinh nước ngoài đến học tập tại Trường ngày càng gia tăng. 

a. Các đối tác nước ngoài hiện có của Trường Đại học Luật Hà Nội

 

TT

Tên trường/Tổ chức

 

1

Đại học Chính – Pháp, Trung Quốc

 

2

Đại học Tổng hợp Vân Nam, Trung Quốc

 

4

Đại học Tài chính – Chính pháp, Trung Nam, Trung Quốc

 

5

Đại học quốc lập Đài Loan, Trung Quốc

 

6

Học viện Tư pháp Quốc gia Lào

 

7

Đại học Tổng hợp Melbourne, Australia

 

8

Đại học Tổng hợp La Trobe, Australia

 

9

Đại học Tổng hợp New South Wales, Australia

 

10

Đại học Tổng hợp Gottingen, CHLB Đức

 

11

Đại học Tổng hợp Gissen, CHLB Đức

 

12

Đại học Kinh tế Kĩ thuật Berlin, CHLB Đức

 

13

Đại học Tổng hợp Tự do Berlin, CHLB Đức

 

14

Đại học Tổng hợp Nagoya, Nhật Bản

 

15

Đại học Tổng hợp Keio, Nhật Bản

 

16

Đại học Tổng hợp Leeds, Vương quốc Anh

 

17

Đại học Quốc gia Singapore

 

18

Đại học Tổng hợp Akron, Hoa Kỳ

 

19

Đại học Tư pháp Quốc gia, Liên bang Nga

 

20

Đại học Tổng hợp Saint Petersburg, Liên bang Nga

 

21

Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc, Liên bang Nga

 

22

Học viện Tổng thống, Liên bang Nga

 

23

Học viện quan hệ quốc tế Moscow, Liên bang Nga

 

24

Đại học Tổng hợp Kyungpook, Hàn Quốc

 

25

Đại học Tổng hợp Yeungnam, Hàn Quốc

 

26

Đại học Tổng hợp Waikato, New Zealand

 

27

Viện pháp luật châu Á trụ sở tại Singapore

 

28

Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tại Việt Nam

 

29

30

Friedric Ebert Stiftung (FES), Việt Nam

Đại học Khoa học Szeged, Hungary

 
31 Đại học  Victoria, Canada  
32 Đại học Lund, Thụy Điển  
33 Viện Pháp luật và Tài chính, Đại học Franfurt, CLHB Đức  
34 Đại học Arizona, Hoa Kỳ  
35 Viện nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc  
36 Đại học American, Hoa Kỳ  
37 Đại học Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ  
38 Đại học Deakin, Úc  
39 Baker & McKenzie Vietnam  
40 Đại học Washington, Hoa Kỳ  

b. Các Dự án do các đối tác nước ngoài tài trợ mà Trường đã thực hiện

- Dự án: "Đào tạo lại đội ngũ cán bộ pháp luật cho Việt Nam" do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trợ giúp. Dự án này được bắt đầu từ năm 1998, với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật mới trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường, đặc biệt nâng cao kỹ năng pháp luật thực hành cho cán bộ pháp luật của Việt Nam. Thông qua Dự án này, nhiều giảng viên của Trường đã được đào tạo để trở thành giảng viên của nòng cốt, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo lại đội ngũ cán bộ pháp luật của Việt Nam.

-  Dự án: "Tăng cường công tác đào tạo luật tại Việt Nam" do Chính phủ Thụy Điển trợ giúp thông qua Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế của Thụy Điển (SIDA), với mục tiêu tổng quát là:  (i) hoàn thiện một cách thiết thực nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy ở bậc đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ luật học phù hợp với các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền và yêu cầu của đổi mới; (ii) tăng cường khả năng đào tạo luật bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, tăng cường hệ thống thông tin thư viện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.  Dự án này bắt đầu thực hiện vào năm 1998 và đã kết thúc vào năm 2012. Đây là dự án quốc tế có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (nhiều giảng viên được đào tạo ở bậc tiến sĩ và thạc sĩ, nâng cao trình độ tiếng Anh) và phát triển hệ thống thông tin thư viện.

- Dự án “Hỗ trợ thực thi pháp luật hội nhập kinh tế” do USAID tài trợ  (từ năm 2009 – 2011) được thực hiện nhằm tập trung hỗ trợ cho Trường Đại học luật Hà Nội nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu và đào tạo các vấn đề về Luật thương mại quốc tế, tiếng Anh chuyên ngành luật. Trong khuôn khổ của Dự án này, nhiều tọa đàm, hội thảo về chương trình giảng dạy luật thương mại quốc tế, các bài giảng về luật thương mại quốc tế với sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã được thực hiện với sự hỗ trợ của Dự án.

- Dự án “Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu luật thương mại quốc tế cho các cơ sở đào tạo luật, cơ quan nhà nước, các nhà thực hành luật và các doanh nghiệp ở Việt Nam” do EU tài trợ và Cơ quan trực tiếp quản lý là Dự án EU-VIETNAM MUTRAP III (Bộ Công thương – Việt Nam). Mục tiêu tổng quát của Dự án là xây dựng năng lực cho Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế, nhằm giúp các đối tượng thụ hưởng trực tiếp của Dự án, trước hết là các cơ sở đào tạo luật, các cơ quan nhà nước, các công ty luật và doanh nghiệp, có khả năng đối mặt với các thách thức cũng như nắm bắt các cơ hội pháp lý phát sinh sau khi gia nhập WTO. Sản phẩm có ý nghĩa của Dự án này là Giáo trình Luật thương mại quốc tế (song ngữ Anh – Việt) hiện đang được sử dụng trong Trường. Cũng trong Dự án này, một số giảng viên của Trường đã có cơ hội được nghiên cứu, học tập ở nước ngoài.

- Dự án “Đưa môn học “Pháp luật về người khuyết tật” vào chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội” do Irish Aid và Văn phòng ILO tại Hà Nội tài trợ và hỗ trợ thực hiện. Dự án này giúp Trường Đại học luật Hà Nội xây dựng chương trình, đề cương môn học, giáo trình môn học. Trong khuôn khổ của Dự án này chương trình, đề cương môn học, giáo trình Luật người khuyết tật đã được xây dựng và hiện tại môn học này đang được triển khai giảng dạy cho sinh viên của Trường.

- Dự án “Hệ thống Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên” đưa môn học Tư pháp đối với người chưa thành niên vào chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội” do UNICEF tài trợ và hỗ trợ thực hiện. Dự án này giúp Trường Đại học luật Hà Nội xây dựng chương trình, đề cương môn học, tài liệu giảng dạy môn học. Trong khuôn khổ của Dự án này chương trình, đề cương môn học, tài liệu giảng dạy môn học đã được xây dựng và hiện tại môn học này đang được triển khai giảng dạy cho sinh viên của Trường.

- Dự án do GIZ tài trợ về đưa môn học "Đánh giá tác động về xã hội của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật".

- Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp” (Dự án EU-JULE) về xây dựng môn học “Giới, bình đẳng, giới và pháp luật”.

-Dự án Phát triển Chương trình đào tạo Thạc sỹ về Chính sách và Luật chống biến đổi khí hậu” do Ủy Ban Châu Âu (European Commission) thông qua ‘Cơ quan điều hành Giáo dục, Nghe nhìn và Văn hóa (Education, Audiovisual and Culture Executive Agency: EACEA) trong khuôn khổ của Chương trình ERAMUS.

 

c. Một số chương trình trao đổi sinh, giảng viên với các đối tác nước ngoài

 

- Chương trình trao đổi sinh viên dài hạn (học kỳ trao đổi): Được thực hiện với Khoa Luật Đại học Quốc gia Singapore, Khoa Luật Đại học Quốc lập Đài Loan, Trường Luật Đại học La Trobe (Úc), Khoa Luật Đại học Tổng hợp Nagoya (Nhật Bản),Trường Luật, Đại học Tổng hợp Akron (Hoa Kỳ).

- Các chương trình trao đổi ngắn hạn (khóa học mùa hè), giao lưu trao đổi văn hóa dành cho sinh viên: Trường đã thực hiện các hoạt động này với Khoa Luật Đại học Tổng hợp Nagoya (Nhật Bản),  Khoa Luật Đại học Tổng hợp Giessen (CHLB Đức), Học viện Tổng thống (Liên bang Nga), Đại học Công giáo Pazamany Peter, Budapest  (Hungary).

- Các chương trình nghiên cứu ngắn hạn dành cho cán bộ, giảng viên của Trường tại Viện pháp luật châu Á (Singapore), Trung tâm trao đổi pháp luật châu Á Đại học Tổng hợp Nagoya và một số cơ sở đào tạo luật khác có quan hệ đối tác với Trường.

- Số giảng viên nước ngoài đến tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại Trường dưới nhiều hình thức ở cả bậc đại học và sau đại học ngày càng gia tăng. Hiện tại Trường có các  Giáo sư người Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ đang làm việc toàn thời gian tại Trường trong các chương trình giảng dạy và nghiên cứu bằng tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Nhật.

- Hàng năm Trường đều tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học tập tại Trường theo các trình độ và loại hình đào tạo khác nhau: Ngoài số sinh viên đến từ các nước truyền thống là Lào và Căm pu chia, đã có sinh viên của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đến học trong các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Đặc biệt, chương trình ngắn hạn Giới thiệu hệ thống pháp luật Việt Nam (Introduction to the Vietnamese Legal System)  do các giảng viên của Trường giảng dạy bằng tiếng Anh đã thu hút sự quan tâm của một số cơ sơ đào luật trên thế giới như: Khoa Luật, Đại học Tổng  Hợp San Francisco, Hoa Kỳ (đã đều đặn gửi sinh viên theo học chương trình này từ năm học 2012-2013), Trường Luật, Đại học Newcastle, Úc, Trường Luật, Đại học Tổng hợp Waikato, Niu-di-lân, Đại học Tổng hợp Akron, Hoa Kỳ, Học viện Tổng thống của Liên bang Nga, Đại học Vân Nam, Trung Quốc, Đại học Chicago, Hoa Kỳ.

d. Tính quốc tế trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Trường

- Với sự có mặt của hai trung tâm nghiên cứu và giảng dạy nước ngoài tại Trường là Trung tâm đào tạo và nghiên cứu pháp luật Nhật Bản của Đại học Tổng hợp Nagoya, Nhật Bản và Trung tâm pháp luật Đức do FES tài trợ, các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của Nhà trường có sự tham gia tích cực của các chuyên gia pháp luật nước ngoài đến từ hai quốc gia này: Hàng năm Trung tâm pháp luật Đức của Trường tổ chức các hoạt động hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề của các chuyên gia CHLB Đức, các khóa học mùa xuân, khóa mùa hè cho sinh viên Đức – Việt Nam tại Việt Nam, các  tổ chức giảng dạy tiếng Đức và pháp luật Đức bằng tiếng Đức, giảng dạy pháp luật châu Âu bằng tiếng Anh; Trung tâm đào tạo và nghiên cứu pháp luật Nhật Bản thực hiện việc giảng dạy tiếng Nhật, pháp luật Nhật Bản bằng tiếng Nhật cũng như tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về các chủ đề được hai bên lựa chọn. 

- Tạp chí Luật học của Trường đã có sự đóng góp của nhiều học giả nước ngoài đến từ CHLB Đức, Anh quốc, Úc, Trung Quốc, Thụy Điển.

-  Nhiều giảng viên của Trường đã tham gia vào các hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức ở nước ngoài và số lượng các công bố quốc tế dưới dạng sách tham khảo, sách hướng dẫn, bài báo khoa học đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây.

e. Quốc tế hóa chương trình đào tạo

Trường đã xây dựng được một số chương trình liên kết đào tạo với các đối tác nước ngoài, trong đó một số môn học giảng dạy bằng tiếng Anh của chương trình liên kết đào tạo do giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội đảm nhiệm; Trường đang triển khai hiệu quả chương trình liên kết đào tạo song bằng cử nhân luật với Đại học Arizona, Hoa Kỳ và đang nghiên cứu xây dựng chương trình liên kết đào tạo ở bậc thạc sĩ với đối tác nước ngoài; Trường đang thực hiện chương trình chất lượng cao trong đó 20% số môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh và chương trình đào tạo cử nhân luật thương mại quốc tế có nhiều môn học được giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh; đồng thời,  một số khóa học ngắn hạn dành cho sinh viên nước ngoài được giảng dạy bằng tiếng Anh cũng đã và đang thu hút được được sinh viên nước ngoài đến học tập tại Trường; nhiều giảng viên nước ngoài đã thực hiện việc giảng dạy nghiên cứu tại Trường.

3. Thông tin liên hệ

Phòng Hợp tác quốc tế

Phòng A605, A606, Trường Đại học Luật Hà Nội

87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: Trưởng Phòng ( Phòng A 605): + (84) (024) 38358 169

                Phòng chuyên viên (Phòng A 606):  +  (84) (024)  37731 453     

Email:  hoptacquocte302@gmail.com

 1. Trưởng Phòng: PGS, TS. Nguyễn Văn Quang  email: nguyenvanquang@hlu.edu.vn

2. Phó Trưởng Phòng: PGS, TS. Phan Thị Lan Hương email: phanhuongdhl@gmail.com

3. Chuyên viên: CN. Nguyễn Thanh Tùng email: thanhtungdhl@yahoo.com.vn

4. Chuyên viên:  ThS. Hoàng Trang Ly  email: hoangtrangly@gmail.com

5. Chuyên viên: ThS. Vũ Thùy Trang email: thuytrangdhl@gmail.com

6. Chuyên viên: ThS. Đào Thị Huệ email: daohue.slp@gmail.com

7. Chuyên viên: ThS. Hoàng Thúy Vân email: vivian.dav.2808@gmail.com

8. Chuyên viên :  CN. Vũ Thị Việt Anh: email: vuthivietanh1981@gmailcom

9. Chuyên viên : CN. Đặng Ngọc Phương Thảo: email: dangngocphuongthao.hlu@gmail.com